Một hôm ở chùa Nam Tuyền, ông tăng đầu bếp làm trò vui cho ông tăng làm vườn. Trong lúc đang ăn, họ nghe tiếng chim hót. Ông tăng làm vườn gõ ngón tay lên cái gối gỗ, thì con chim lại hót. Ông tăng làm vườn gõ cái gối gỗ trở lại, thì con chim không hót nữa. Ông tăng làm vườn hỏi, “Huynh hiểu không?” Ông tăng đầu bếp đáp, “Không, tôi không hiểu.” Ông tăng kia đánh vào cái gối gỗ lần thứ ba.

Như Huyễn: Trong một ngôi chùa thì ông tăng làm vườn trồng rau cho ông tăng đầu bếp nấu, và họ thân mật và thân hữu một cách tự nhiên. Con chim hót vì thiên nhiên gây hứng thú cho nó hót. Ông tăng làm vườn biết cách đi vào tâm trạng của những người ở núi này; như vậy cái gõ đầu tiên của ông ta đem lại tiếng hót. Nhưng khi ông ta gõ lần thứ hai thì con chim đã bay mất rồi. Ông tăng đầu bếp sống trong dục giới; ông ta phải nghĩ đến miệng và dạ dày của những tăng nhân khác. Khi ông tăng làm vườn gõ lần thứ ba, là đem tin tức từ thiên nhiên đến, vẫn còn có đôi tai điếc về mặt tâm linh.

Genro: Chim hót một cách tự nhiên; ông tăng làm vườn gõ cái gối một cách ngây thơ. Tất cả chỉ thế thôi. Tại sao ông tăng đầu bếp không hiểu? Bởi vì trong tâm ông ta có điều gì đó.

Xem thêm:

Cái gối gỗ


Một hôm ở chùa Nam Tuyền, ông tăng đầu bếp làm trò vui cho ông tăng làm vườn. Trong lúc đang ăn, họ nghe tiếng chim hót. Ông tăng làm vườn gõ ngón tay lên cái gối gỗ, thì con chim lại hót. Ông tăng làm vườn gõ cái gối gỗ trở lại, thì con chim không hót nữa. Ông tăng làm vườn hỏi, “Huynh hiểu không?” Ông tăng đầu bếp đáp, “Không, tôi không hiểu.” Ông tăng kia đánh vào cái gối gỗ lần thứ ba.

Như Huyễn: Trong một ngôi chùa thì ông tăng làm vườn trồng rau cho ông tăng đầu bếp nấu, và họ thân mật và thân hữu một cách tự nhiên. Con chim hót vì thiên nhiên gây hứng thú cho nó hót. Ông tăng làm vườn biết cách đi vào tâm trạng của những người ở núi này; như vậy cái gõ đầu tiên của ông ta đem lại tiếng hót. Nhưng khi ông ta gõ lần thứ hai thì con chim đã bay mất rồi. Ông tăng đầu bếp sống trong dục giới; ông ta phải nghĩ đến miệng và dạ dày của những tăng nhân khác. Khi ông tăng làm vườn gõ lần thứ ba, là đem tin tức từ thiên nhiên đến, vẫn còn có đôi tai điếc về mặt tâm linh.

Genro: Chim hót một cách tự nhiên; ông tăng làm vườn gõ cái gối một cách ngây thơ. Tất cả chỉ thế thôi. Tại sao ông tăng đầu bếp không hiểu? Bởi vì trong tâm ông ta có điều gì đó.

Xem thêm:

Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Bài thơ cuối của Hoshin

Thiền sư Hoshin sống ở Trung Hoa nhiều năm trước khi quay về vùng đông bắc nước Nhật dể thu dạy đệ tử. Khi già lắm ngài mới kể lại cho đệ tử nghe một câu chuyện mà ngài đã từng nghe ở Trung quốc. Chuyện kể:

Một năm vào cuối tháng chạp, Tokufu đã quá già nói với đệ tử: "Ta không sống được đến sang năm vậy các con hãy săn sóc ta thật tốt trong năm nay nhé."

Tăng chúng nghĩ rằng ngài chỉ nói đùa, thế nhưng vì ngài là bậc thầy đạo cao đức trọng cho nên các thiền tăng thay nhau chăm sóc ngài rất mực cho hết những ngày còn lại trong năm.

Vào đêm giao thừa, Tokufu nói: "Các con rất tốt với ta. Chiều mai, khi tuyết ngừng rơi, ta sẽ xa các con."

Tăng chúng cười rân, nghĩ rằng thầy mình đã quá già nên lẩm cẩm bởi vì đêm rất tỏ và chẳng thấy tuyết đâu. Nhưng đến nữa đêm tuyết bắt đầu rơi, và đến sáng hôm sau thì chẳng thấy thầy đâu nữa. Họ tìm đến thiền đường thì thấy ngài đã viên tịch.?

Sau khi kể xong, Hoshin nói với môn đồ: "Cũng chẳng khó mấy để một thiền sư đoán được ngày mình viên tịch, nhưng nếu muốn thì ông ta có thể làm được."

"Thầy làm được không? một đệ tử hỏi. "

"Ðược chứ," Hoshin trả lời. "Ta có thể cho các con biết việc ta sẽ làm sau bảy ngày nữa."

Chẳng có môn đồ nào nào tin hết, và cũng chẳng ai để ý đến câu chuyện đã nói cho đến một hôm ngài cho gọi bọn họ lại.

"Bảy ngày trước," ngài nhắc lại, "ta nói với các ngươi rằng ta sẽ lìa xa các ngươi. Theo thông lệ thì nên để lại một bài thơ giả biệt, nhưng ta thì chẳng phải là thi sĩ hoặc kẽ viết chữ đẹp. Một đứa trong các con ghi hộ ta mấy lời cuối cùng này."

Ðồ chúng tưởng ngài đùa cợt, nhưng một đệ tử đã chuẩn bị để ghi chép.

"Con sẳn sàng chưa? Hoshin hỏi.

"Bạch thầy, rồi ạ," đệ tử đáp.

Rồi Hoshin đọc bài kệ:

Ta đến từ trong sáng
Và về với trong sáng.
Là cái gì vậy?
Bài thơ thiếu một câu nữa để trở thành bài hài cú, người đệ tử nhắc: "Sư phụ, còn thiếu một câu nữa."
Hoshin gầm lên như sư tử hống: "Kaa!" rồi thăng.

Xem thêm:

Bài thơ cuối của Hoshin

Phật pháp ứng dụng Bài thơ cuối của Hoshin

Thiền sư Hoshin sống ở Trung Hoa nhiều năm trước khi quay về vùng đông bắc nước Nhật dể thu dạy đệ tử. Khi già lắm ngài mới kể lại cho đệ tử nghe một câu chuyện mà ngài đã từng nghe ở Trung quốc. Chuyện kể:

Một năm vào cuối tháng chạp, Tokufu đã quá già nói với đệ tử: "Ta không sống được đến sang năm vậy các con hãy săn sóc ta thật tốt trong năm nay nhé."

Tăng chúng nghĩ rằng ngài chỉ nói đùa, thế nhưng vì ngài là bậc thầy đạo cao đức trọng cho nên các thiền tăng thay nhau chăm sóc ngài rất mực cho hết những ngày còn lại trong năm.

Vào đêm giao thừa, Tokufu nói: "Các con rất tốt với ta. Chiều mai, khi tuyết ngừng rơi, ta sẽ xa các con."

Tăng chúng cười rân, nghĩ rằng thầy mình đã quá già nên lẩm cẩm bởi vì đêm rất tỏ và chẳng thấy tuyết đâu. Nhưng đến nữa đêm tuyết bắt đầu rơi, và đến sáng hôm sau thì chẳng thấy thầy đâu nữa. Họ tìm đến thiền đường thì thấy ngài đã viên tịch.?

Sau khi kể xong, Hoshin nói với môn đồ: "Cũng chẳng khó mấy để một thiền sư đoán được ngày mình viên tịch, nhưng nếu muốn thì ông ta có thể làm được."

"Thầy làm được không? một đệ tử hỏi. "

"Ðược chứ," Hoshin trả lời. "Ta có thể cho các con biết việc ta sẽ làm sau bảy ngày nữa."

Chẳng có môn đồ nào nào tin hết, và cũng chẳng ai để ý đến câu chuyện đã nói cho đến một hôm ngài cho gọi bọn họ lại.

"Bảy ngày trước," ngài nhắc lại, "ta nói với các ngươi rằng ta sẽ lìa xa các ngươi. Theo thông lệ thì nên để lại một bài thơ giả biệt, nhưng ta thì chẳng phải là thi sĩ hoặc kẽ viết chữ đẹp. Một đứa trong các con ghi hộ ta mấy lời cuối cùng này."

Ðồ chúng tưởng ngài đùa cợt, nhưng một đệ tử đã chuẩn bị để ghi chép.

"Con sẳn sàng chưa? Hoshin hỏi.

"Bạch thầy, rồi ạ," đệ tử đáp.

Rồi Hoshin đọc bài kệ:

Ta đến từ trong sáng
Và về với trong sáng.
Là cái gì vậy?
Bài thơ thiếu một câu nữa để trở thành bài hài cú, người đệ tử nhắc: "Sư phụ, còn thiếu một câu nữa."
Hoshin gầm lên như sư tử hống: "Kaa!" rồi thăng.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Huệ-Năng

Sư họ Lư, Tổ tiên quê ở Phạm-Dương, cha tên Hành-Thao, mẹ là Lý-Thị. Đời Võ-Đức (618-627 T.L.) nhà Đường cha Sư làm quan ở Nam-Hải, sau dời về Tân Châu. Sư sanh tại Tân-Châu. Sư được ba tuổi, cha mang bệnh rồi mất, mẹ thủ chí nuôi con. Sư lớn lên trong gia đình rất nghèo túng. Mỗi ngày, Sư phải vào rừng đốn củi đem ra chợ đổi gạo nuôi mẹ.

Một hôm, nhơn gánh củi ra chợ bán, có người mua bảo gánh đến nhà. Sư gánh ngang qua một căn nhà, bỗng nghe người trong nhà tụng kinh, âm ba vang ra, Sư vừa nghe, chợt tỉnh ngộ, Sư hỏi khách: -Tụng đó là kinh gì ? Phát xuất từ đâu ?

-Khách đáp: -Kinh Kim-Cang. Phát xuất từ Ngũ Tổ Hoằng-Nhẫn ở chùa Đông-Sơn, tại huyện Huỳnh-Mai.

Nghe nói xong, Sư tỏ chí muốn tìm đến đó học đạo, song gia cảnh còn mẹ già không ai nuôi ! Có người khách hàng quen xin đài thọ số tiền để Sư cung cấp mẹ già. Gặp cơ hội tốt, Sư về xin phép mẹ cho xuất gia, mẹ Sư hoan hỉ cho xuất gia.

Sư khăn gói lên đường, trải hơn một tháng mới đến huyện Huỳnh-Mai, Sư vào yết kiến Tổ, Tổ hỏi: - Ngươi từ đâu đến ? Sư thưa: -Từ Lãnh-Nam đến. -Đến đây để cầu việc gì ? - Đến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác. -Người Lãnh-Nam không có Phật tánh, làm sao cầu làm Phật được ? -Người thì có Nam Bắc, chớ Phật tánh không chia Nam Bắc. Tổ biết Sư là hàng pháp khí, bèn bảo xuống nhà trù làm công quả.

Ở đây, Sư chuyên bửa củi, giã gạo. Cối gạo to, chày đạp lớn, người Sư ốm, không đủ sức nặng cất được chày đạp, Sư phải cột thêm cục đá vào lưng để đủ sức giã gạo. Sư làm công việc nặng nhọc như vậ y gần ngót sáu tháng, mà chưa khi nào trễ nải, thối chí. Một hôm, Tổ xuống nhà trù, đi ngay chỗ Sư giã gạo, thấy Sư mang đá giã gạo, Tổ bảo: - Ngươi vì đạo quên mình như thế ư ? Ta biết ngươi căn tánh lanh lợi, nhưng ngại kẻ khác hại ngươi nên ta không nói chuyện với ngươi, ngươi có biết chăng ? Sư thưa: -Con đã biết thế. Tổ biết thời cơ truyền pháp đã đến, liền ra lệnh cho toàn chúng trình kệ. Trong số chúng bảy trăm người đều suy nhường Thượng tọa Thần-Tú. Sư nghe bài kệ của Thần-Tú, biết là chưa thấy tánh, nên hòa lại một bài kệ. Đọc kệ của Sư, Tổ biết Sư đã thấy tánh. Mấy hôm sau, Tổ tìm cơ hội xuống nhà trù, đến chỗ Sư giã gạo hỏi: - Gạo trắng chưa ? Sư thưa: -Đã trắng mà chưa có sàng. Tổ bèn cầm gậy gõ trên tay cối ba cái, rồi đi lên. Canh ba đêm ấy Sư vào thất Tổ. Tổ truyền pháp và trao luôn y bát cho Sư, dạy đi về phương Nam.

Sư mang y bát đi được mấy hôm vừa đến Dưu-Lãnh bị một người hiệu Huệ-Minh đuổi theo. Sư để y bát trên tảng đá, vào rừng ẩn. Huệ-Minh đến dỡ y bát lên không nổi, đành phải kêu: -Hành giả ! Tôi đến đây vì pháp, chớ không vì y bát. Sư nghe nói, bước ra ngồi trên tảng đá bảo: -Nếu ông vì pháp, hãy bình tâm lại nghe tôi nói. Huệ-Minh đứng lặng yên giây lâu. Sư bảo: -Khi không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh ? Huệ-Minh nghe câu nầy liền đại ngộ. Sư thường tàng ẩn nơi hai ấp Hoài và Hội. Có lúc gặp phải cuộc sống khó khăn, Sư lại gia nhập vào đoàn thợ săn. Đến bửa ăn, Sư hái rau luộc nhờ trong nồi thịt, rồi chỉ ăn rau, không ăn thịt. Như vậy, Sư với hình thức cư sĩ, thường tùy nghi nói pháp cho họ nghe. 

Có lần Sư đến Thiều-Châu, gặp ông cư sĩ Lưu-Chí-Lược kết bạn. Chí-Lược có người cô làm Ni hiệu Vô-Tận-Tạng, thường tụng kinh Niết-Bàn. Sư vừa nghe tụng qua đã hiểu được thâm ý, vì bà giải nói nghĩa thú. Sư cô đem quyển kinh ra hỏi chữ, Sư bảo: -Chữ thì tôi không biết, nghĩa tùy cô cứ hỏi. Sư cô bảo: -Chữ còn không biết, nghĩa làm sao hiểu nổi ? Sư bảo: - Diệu lý của chư Phật, chẳng quan hệ gì đến văn tự. Sư cô nghe nói kinh ngạc, liền báo tin cho các bậc kỳ lão trong làng hay rằng: -Có bậc đạo sĩ đáng cúng dường.

Dân chúng trong làng nghe tin, đua nhau đến chiêm lễ Sư. Gần đó có ngôi chùa cổ hiệu Bửu-Lâm, lâu đời bị đổ nát, dân chúng trong làng hợp sức tu bổ lại, thỉnh Sư về trụ trì. Hằng ngày tứ chúng bốn phương tụ hội về đông đảo, không bao lâu ngôi chùa Bửu-Lâm biến thành một đạo tràng xinh đẹp. Chẳng bao lâu có người theo dõi, Sư lại tìm nơi ẩn tránh.

Ngót mười sáu năm ẩn tránh. Sư biết cơ duyên hoằng pháp đã đến, bèn đến Quản-Châu, nhằm ngày mùng tám tháng giêng năm Bính-Tý, niên hiệu Nghi-Phụng năm đầu (676 T.L) nhà Đường. Sư vào nghỉ nhờ ngoài hiên chùa Pháp-Tánh.

Hôm ấy, pháp sư Ấn-Tông đang giảng kinh Niết-Bàn. Trước chùa treo lá phướng dài, gió thổi lá phướng phất phơ qua lại. Hai ông đạo lấy đó làm đề tài tranh luận. Người nói: < phướng động >.người bảo < gió động >; bàn qua cải lại mà không ngã lẽ. Sư đến thưa: -Có thể cho khách cư sĩ nầy lạm bàn chăng ? Hai ông đồng ý, Sư bảo: -Không phải phướng động, không phải gió động, mà tâm nhơn giả động. Mọi người nghe qua đều ngạc nhiên. Họ vào báo cho Ấn-Tông biết lời bàn kỳ diệu ấy.

Hôm sau, Ấn-Tông mời Sư vào hỏi về lý < Tâm động >. Sư giải rõ thâm lý cực diệu. Ấn-Tông bất giác đứng dậy thưa: -Ngài không phải là người thường. Nghe nói y pháp của Ngũ Tổ Huỳnh-Mai đã về phương Nam, vậy có phải Ngài chăng ?

Sư đáp: -Chẳng dám. Ấn-Tông bèn tập hợp bốn chúng, cầu xin Sư trình bày y bát của Tổ. Sư bèn đem y bát cho đại chúng chiêm bái. Ấn-Tông xin làm đệ tử, đồng thời cầu chỉ dạy thiền yếu.

Đến ngày rằm tháng giêng, Ấn-Tông thỉnh các bậc danh đức đến làm lễ thế phát cho Sư. Ngày mùng tám tháng hai, làm lễ truyền giới cụ túc cho Sư tại chùa Pháp-Tánh. Luật sư Trí-Quang làm Tuyên- luật-sư. Giới đàn nầy, đời Tống,Tam Tạng Cầu Na Bạt -Đà-La đã dự ký trước rằng: -Sau sẽ có nhục thân Bồ Tát thọ giới tại đây. Lại, thời Lương mạc, Tam Tạng Chân- Đế, đích thân trồng hai cây Bồ Đề tại giới đàn nầy và bảo chúng rằng: -Sau khoảng một trăm hai chục năm, sẽ có bậc đại sĩ ở dưới cội Bồ Đề nầy khai diễn pháp vô thượng thừa, độ chúng sanh vô lượng.

-Sau đó có quan Thích Sử Thi ều Châu tên Vi Cừ thỉnh Sư đến chùa Đại Phạm thuyết pháp môn vi diệu và thọ giới vô tướng tâm địa. Quan liêu, sĩ thứ và kẻ tại gia, người xuất gia đến dự nghe pháp trên ngàn người. Những thời thuyết pháp tại đây, được đệ tử Sư ghi lại đầy đủ trong kinh Pháp Bảo Đàn.

Năm sau, Sư muốn trở về chùa Bửu Lâm ở Tào Khê là chỗ ẩn xưa kia. Ấn Tông cùng quan liêu sĩ thứ đạo tục tiễn đưa có hơn ngàn người. Sư an trú ở đây, tăng chúng xa gần đua nhau đến tham vấn. Trung bình chư tăng thường có mặt tại chùa không dưới một ngàn. Sư đã dựng lên cây cờ Đại pháp, bốn phương trông thấy đều hướng về.

Niên hiệu Thần Long năm đầu (705 T.L) Vua Trung Tông xuống chiếu sai sứ là Tiết Giảm đi thỉnh Sư về triều. Sư từ chối vì lý do bệnh. Trong lời từ chối của Sư có câu: < Tôi nguyện được trọn đời ở chốn núi rừng >. Tiết Giảm thưa: -Các bậc thiền đức nơi kinh thành đều nói < muốn được hội đạo cần phải tọa thiền tập định, nếu không nhơn thiền định mà được giải thoát, là việc chưa từng thấy >. Chưa biết Thầy thường nói pháp dạy người thế nào ? Sư đáp: -Đạo do tâm ngộ, đâu phải ở ngồi. Kinh nói: < Nếu nói Như-Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặ c nằm là người ấy không hiểu nghĩa ta nói. Vì sao ? Vì Như-Lai không từ đâu đến cũng không đi đâu >. Vì không từ đâu đến, nên không sanh, vì không đi đâu nên không diệt. Nếu không sanh diệt là Như-Lai thanh tịnh thiền, các pháp không tịch là Như-Lai thanh tịnh tọa. Tột cùng không được, cũng không có chỗ chứng, huống là ngồi ư ?

Tiết Giảm thưa: -Đệ tử trở về kinh đô ắt Chúa Thượng có hỏi. Cúi xin Hòa Thượng từ bi chỉ cho chỗ tâm yếu, ngõ hầu đối cảnh giải rành, khiến cho những kẻ học giả ở kinh đô hiểu biết tu hành. Ví như thắp một ngọn đèn, mồi được trăm ngàn ngọn đèn, khiến cho chỗ tối tăm được sáng, sáng mãi không cùng.

Sư bảo: -Đạo không có tối sáng, tối sáng là nghĩa đối đãi nhau; dù sáng mãi không cùng, cũng là có cùng. Bởi vì đối đãi mà lập danh tự cho nên Kinh nói: < Pháp không có so sánh vì không có đối đãi >. –Sáng thí dụ trí huệ, tối thí dụ phiền não. Người tu hành nếu không dùng trí huệ chiếu phá phiền não, thì cái sanh tử từ vô thủy do đâu được ra khỏi ?

Sư bảo: - Nếu dùng trí huệ chiếu phá phiền não, đây là kẻ tiểu căn Nhị thừa, là xe dê, xe nai, người đại căn thượng trí không như vậy. Tiết Giảm hỏi: -Thế nào là chỗ kiến giải của Đại thừa ? Sư đáp: -Sáng cùng không sáng tánh nó chẳng hai, tánh không hai tức là tánh thật. Tánh thật thì ở phàm phu chẳng bớt, ở hiền thánh chẳng thêm, dừng nơi phiền não mà chẳng loạn, đứng nơi thiền định mà chẳng lặng, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng đến, chẳng đi, chẳng ở giữa và hai bên, chẳng sanh, chẳng diệt, tánh tướng như như, thường trụ không dời đổi, gọi đó là Đạo.

Tiết Giảm thưa: -Hòa thượng nói chẳng sanh chẳng diệt, có khác gì chúng ngoại đạo nói ? Sư bảo: -Ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt là đem cái diệt chận cái sanh, lấy cái sanh để bày cái diệt. Diệt vẫn chẳng diệt, sanh nói không sanh. Ta nói không sanh diệt là xưa tự không sanh, nay cũng không diệt, đâu có thể đồng với ngoại đạo ư ? Ông muốn rõ được tâm yếu thì, đối tất cả việc thiện ác đều chớ suy nghĩ , tự nhiên được vào.Tâm thể trong trẻo thường lặng lẽ diệu dụng như hằng sa. Tiết Giảm nghe qua liền đại ngộ, lễ bái Sư trở về triều. Về triều ông tâu hết tự sự cho vua nghe. Vua càng thêm cung kính và ngợi khen.Vua lại ban chiếu và cúng dường ca-sa, tích trượng bảo câu. Sắc đổi tên chùa Bửu-Lâm là Trung-Hưng.

Năm sau, vua lại sắc thích sử Thiều-Châu kiến thiết ngôi chùa Trung-Hưng lại và đổi tên là Pháp-Tuyền. Chùa của Sư ở trước, tại Tân-Châu đổi tên là Quốc-Ân. Một hôm Sư bảo chúng: -Thiện tri thức ! các ngươi mỗi người tịnh tâm nghe ta nói pháp, hết thảy các ngươi tâm mình là Phật, chớ có hồ nghi. Ngoài không có một pháp có thể dựng lập, đều là tâm mình sanh ra muôn pháp. Kinh nói: <Tâm sanh thì các thứ pháp sanh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt >. Nếu muốn thành tựu chủng trí phải đạt nhất tướng tam muội và nhất hạnh tam muội.

Nếu ở tất cả chỗ mà không trụ tướng, ở trong tướng ấy mà không sanh yêu ghét, chẳng lấy, chẳng bỏ, chẳng nghĩ việc lợi ích, thành hoại,v.v…an ổn thanh tịnh gọi là nhất tướng tam muội. Nếu ở tất cả chỗ đi đứng ngồi nằm, ròng một trực tâm, không dời khỏi đạo tràng, liền thành tịnh độ, gọi là nhất hạnh tam muội. Nếu người đủ hai tam muội nầy, như đất có giống hay chứa đựng, nuôi dưỡng thành tựu được bông trái của nó. Nhất tướng, nhất hạnh cũng lại như vậy.

Nay ta nói pháp, ví như khi mưa thấm ướt cả đất, Phật tánh của các ngươi ví như các hột giống, vừa gặp thấm ướt, liền nảy mầm. Giữ đúng lời ta quyết được Bồ-Đề, đúng theo ta dạy mà thực hành nhất định chứng quả Phật. Niên hiệu Tiên-Thiên năm đầu (712 T.L) một hôm Sư chợt gọi đồ chúng đến bảo: -Ta ở chỗ Tổ Hoằng-Nhẫn thọ pháp yếu cùng y bát. Nay tuy nói pháp mà không truyền y bát, bởi vì các ngươi lòng tin đã thuần thục, không còn nghi ngờ, nên chẳng truyền. Nghe ta nói kệ: Tâm địa hàm chư chủng, Phổ vũ tất giai manh. Đốn ngộ hoa tình dĩ, Bồ-Đề quả tự thành.

Dịch: Đấ t tâm chứa các giống, Mưa khắp ắt nẩy mầm. Hoa tình vừa đốn ngộ, Trái bồ-đề tự thành.

Sư lại bảo: -Pháp ấy không hai, tâm ấy cũng vậy. Đạo kia thanh tịnh cũng không các tướng. Các ngươi dè dặt chớ quán tịnh và tâm kia không. Tâm nầy sẵn tịnh, không lấy bỏ, mỗi người tự nỗ lực tùy duyên đi an lành. Sư thuyết pháp độ sanh đã được bốn chục năm. Trước đây, Sư đã sai người về chùa Quốc-Ân ở Tân-Châu xây tháp. Đến ngày mùng 6 tháng 6 năm nầy, Sư lại sai người đến đốc suất làm nhanh.

Đến ngày mùng 1 tháng 7, niên hiệu Tiên-Thiên thứ hai (713 T.L), Sư gọi môn nhân bảo: -Ta muốn trở về Tân-Châu, các ngươi lo sửa soạn thuyền. Lúc ấy, đại chúng đều buồn bã, thỉnh Sư ở nán lại. Sư bảo: -Chư Phật ra đời vẫn thị hiện vào Niết-Bàn. Có đến ắt có đi, lẽ đó là việc thường vậy. Thân hình hài của ta về ắt có chỗ. Chúng hỏi: -Hôm nay thầy đi bao giờ trở lại ? Sư bảo: -Lá rụng về cội, trở lại không hẹn. Chúng hỏi: -Pháp nhãn tạng, thầy sẽ trao cho người nào ? Sư bảo: -Có đạo thì đượ c, vô tâm thì thông. Chúng thưa: - Thầy để lời di chúc xem có nạn không ? Sư bảo: -Ta diệt độ khoảng năm, sáu năm ắt có người đến lấy đầu ta. Nghe ta nói kệ:

Đầu thượng dưỡng thân, Khẩu lý tu xan. Ngộ Mãn chi nạn, Dương Liễu vi quan.

Dịch: Trên đầu nuôi thân, Trong miệng để ăn. Gặp Mãn gây nạn, Dương Liễu làm quan.

-Sư nói tiếp: Sau khi ta diệt độ khoảng bảy chục năm, có hai vị Bồ-Tát từ phương Đông đến, một tại gia, một xuất gia chung hưng hóa Phật pháp, sửa lại các ngôi già lam nâng đỡ tông chỉ của ta. Sư về đến Tân-Châu, vào chùa Quốc-Ân, tắm gội xong, ngồi kiết già, an nhiên thị tịch. Khi ấy có mùi hương lạ xông ra, móng trắng vòng chí đất. Sư tị ch ngày mùng hai tháng tám năm Quý Sửu, niên hiệu Tiên-Thiên thứ hai (713 T.L), đời Đường, thọ 76 tuổi.

Bấy giờ môn đồ hai châu Thiều và Tân muốn đem hài cốt Sư về châu mình an táng. Bàn nhau không ngã lẽ, phải thấp hương cầu nguyện ý Sư; nếu khói hương bay về đâu, thì vâng theo ý đó. Khói hương bay thẳng hướng Tào-Khê. Thế là môn đồ ở Thiều Châu sửa
soạn đưa linh cữu Sư về nhập tháp. Ngày 13 tháng 11 đưa linh cữu về nhập tháp tại bên bờ khe Tào-Hầu, nay là chùa Nam-Hoa.

Vua Đường Hiến-Tông truy phong Sư là Đại Giám thiền sư, tháp hiệu Nguyên Hòa Linh Chiếu. Môn đệ của Sư đắc pháp và hoằng hóa sau nầy có cả thảy bốn mươi ba vị: 1-Hành-Tư ở núi Thanh Nguyên. 2-Hoài-Nhượng ở Nam Nhạc.3-Pháp-Hải. 4-Huệ -Trung. 5-Bổn-Tịnh. 6-Thần-Hội. 7-Huyền-Giác. 8-Huyền-Sách. 9-Tam Tạng Quật-Đa v.v…

-Những lời Sư chỉ dạy có thể đa số được sưu tập trong quyển Pháp-Bảo-Đàn Kinh.

Xem thêm:

Huệ-Năng

Phật pháp ứng dụng Huệ-Năng

Sư họ Lư, Tổ tiên quê ở Phạm-Dương, cha tên Hành-Thao, mẹ là Lý-Thị. Đời Võ-Đức (618-627 T.L.) nhà Đường cha Sư làm quan ở Nam-Hải, sau dời về Tân Châu. Sư sanh tại Tân-Châu. Sư được ba tuổi, cha mang bệnh rồi mất, mẹ thủ chí nuôi con. Sư lớn lên trong gia đình rất nghèo túng. Mỗi ngày, Sư phải vào rừng đốn củi đem ra chợ đổi gạo nuôi mẹ.

Một hôm, nhơn gánh củi ra chợ bán, có người mua bảo gánh đến nhà. Sư gánh ngang qua một căn nhà, bỗng nghe người trong nhà tụng kinh, âm ba vang ra, Sư vừa nghe, chợt tỉnh ngộ, Sư hỏi khách: -Tụng đó là kinh gì ? Phát xuất từ đâu ?

-Khách đáp: -Kinh Kim-Cang. Phát xuất từ Ngũ Tổ Hoằng-Nhẫn ở chùa Đông-Sơn, tại huyện Huỳnh-Mai.

Nghe nói xong, Sư tỏ chí muốn tìm đến đó học đạo, song gia cảnh còn mẹ già không ai nuôi ! Có người khách hàng quen xin đài thọ số tiền để Sư cung cấp mẹ già. Gặp cơ hội tốt, Sư về xin phép mẹ cho xuất gia, mẹ Sư hoan hỉ cho xuất gia.

Sư khăn gói lên đường, trải hơn một tháng mới đến huyện Huỳnh-Mai, Sư vào yết kiến Tổ, Tổ hỏi: - Ngươi từ đâu đến ? Sư thưa: -Từ Lãnh-Nam đến. -Đến đây để cầu việc gì ? - Đến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác. -Người Lãnh-Nam không có Phật tánh, làm sao cầu làm Phật được ? -Người thì có Nam Bắc, chớ Phật tánh không chia Nam Bắc. Tổ biết Sư là hàng pháp khí, bèn bảo xuống nhà trù làm công quả.

Ở đây, Sư chuyên bửa củi, giã gạo. Cối gạo to, chày đạp lớn, người Sư ốm, không đủ sức nặng cất được chày đạp, Sư phải cột thêm cục đá vào lưng để đủ sức giã gạo. Sư làm công việc nặng nhọc như vậ y gần ngót sáu tháng, mà chưa khi nào trễ nải, thối chí. Một hôm, Tổ xuống nhà trù, đi ngay chỗ Sư giã gạo, thấy Sư mang đá giã gạo, Tổ bảo: - Ngươi vì đạo quên mình như thế ư ? Ta biết ngươi căn tánh lanh lợi, nhưng ngại kẻ khác hại ngươi nên ta không nói chuyện với ngươi, ngươi có biết chăng ? Sư thưa: -Con đã biết thế. Tổ biết thời cơ truyền pháp đã đến, liền ra lệnh cho toàn chúng trình kệ. Trong số chúng bảy trăm người đều suy nhường Thượng tọa Thần-Tú. Sư nghe bài kệ của Thần-Tú, biết là chưa thấy tánh, nên hòa lại một bài kệ. Đọc kệ của Sư, Tổ biết Sư đã thấy tánh. Mấy hôm sau, Tổ tìm cơ hội xuống nhà trù, đến chỗ Sư giã gạo hỏi: - Gạo trắng chưa ? Sư thưa: -Đã trắng mà chưa có sàng. Tổ bèn cầm gậy gõ trên tay cối ba cái, rồi đi lên. Canh ba đêm ấy Sư vào thất Tổ. Tổ truyền pháp và trao luôn y bát cho Sư, dạy đi về phương Nam.

Sư mang y bát đi được mấy hôm vừa đến Dưu-Lãnh bị một người hiệu Huệ-Minh đuổi theo. Sư để y bát trên tảng đá, vào rừng ẩn. Huệ-Minh đến dỡ y bát lên không nổi, đành phải kêu: -Hành giả ! Tôi đến đây vì pháp, chớ không vì y bát. Sư nghe nói, bước ra ngồi trên tảng đá bảo: -Nếu ông vì pháp, hãy bình tâm lại nghe tôi nói. Huệ-Minh đứng lặng yên giây lâu. Sư bảo: -Khi không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh ? Huệ-Minh nghe câu nầy liền đại ngộ. Sư thường tàng ẩn nơi hai ấp Hoài và Hội. Có lúc gặp phải cuộc sống khó khăn, Sư lại gia nhập vào đoàn thợ săn. Đến bửa ăn, Sư hái rau luộc nhờ trong nồi thịt, rồi chỉ ăn rau, không ăn thịt. Như vậy, Sư với hình thức cư sĩ, thường tùy nghi nói pháp cho họ nghe. 

Có lần Sư đến Thiều-Châu, gặp ông cư sĩ Lưu-Chí-Lược kết bạn. Chí-Lược có người cô làm Ni hiệu Vô-Tận-Tạng, thường tụng kinh Niết-Bàn. Sư vừa nghe tụng qua đã hiểu được thâm ý, vì bà giải nói nghĩa thú. Sư cô đem quyển kinh ra hỏi chữ, Sư bảo: -Chữ thì tôi không biết, nghĩa tùy cô cứ hỏi. Sư cô bảo: -Chữ còn không biết, nghĩa làm sao hiểu nổi ? Sư bảo: - Diệu lý của chư Phật, chẳng quan hệ gì đến văn tự. Sư cô nghe nói kinh ngạc, liền báo tin cho các bậc kỳ lão trong làng hay rằng: -Có bậc đạo sĩ đáng cúng dường.

Dân chúng trong làng nghe tin, đua nhau đến chiêm lễ Sư. Gần đó có ngôi chùa cổ hiệu Bửu-Lâm, lâu đời bị đổ nát, dân chúng trong làng hợp sức tu bổ lại, thỉnh Sư về trụ trì. Hằng ngày tứ chúng bốn phương tụ hội về đông đảo, không bao lâu ngôi chùa Bửu-Lâm biến thành một đạo tràng xinh đẹp. Chẳng bao lâu có người theo dõi, Sư lại tìm nơi ẩn tránh.

Ngót mười sáu năm ẩn tránh. Sư biết cơ duyên hoằng pháp đã đến, bèn đến Quản-Châu, nhằm ngày mùng tám tháng giêng năm Bính-Tý, niên hiệu Nghi-Phụng năm đầu (676 T.L) nhà Đường. Sư vào nghỉ nhờ ngoài hiên chùa Pháp-Tánh.

Hôm ấy, pháp sư Ấn-Tông đang giảng kinh Niết-Bàn. Trước chùa treo lá phướng dài, gió thổi lá phướng phất phơ qua lại. Hai ông đạo lấy đó làm đề tài tranh luận. Người nói: < phướng động >.người bảo < gió động >; bàn qua cải lại mà không ngã lẽ. Sư đến thưa: -Có thể cho khách cư sĩ nầy lạm bàn chăng ? Hai ông đồng ý, Sư bảo: -Không phải phướng động, không phải gió động, mà tâm nhơn giả động. Mọi người nghe qua đều ngạc nhiên. Họ vào báo cho Ấn-Tông biết lời bàn kỳ diệu ấy.

Hôm sau, Ấn-Tông mời Sư vào hỏi về lý < Tâm động >. Sư giải rõ thâm lý cực diệu. Ấn-Tông bất giác đứng dậy thưa: -Ngài không phải là người thường. Nghe nói y pháp của Ngũ Tổ Huỳnh-Mai đã về phương Nam, vậy có phải Ngài chăng ?

Sư đáp: -Chẳng dám. Ấn-Tông bèn tập hợp bốn chúng, cầu xin Sư trình bày y bát của Tổ. Sư bèn đem y bát cho đại chúng chiêm bái. Ấn-Tông xin làm đệ tử, đồng thời cầu chỉ dạy thiền yếu.

Đến ngày rằm tháng giêng, Ấn-Tông thỉnh các bậc danh đức đến làm lễ thế phát cho Sư. Ngày mùng tám tháng hai, làm lễ truyền giới cụ túc cho Sư tại chùa Pháp-Tánh. Luật sư Trí-Quang làm Tuyên- luật-sư. Giới đàn nầy, đời Tống,Tam Tạng Cầu Na Bạt -Đà-La đã dự ký trước rằng: -Sau sẽ có nhục thân Bồ Tát thọ giới tại đây. Lại, thời Lương mạc, Tam Tạng Chân- Đế, đích thân trồng hai cây Bồ Đề tại giới đàn nầy và bảo chúng rằng: -Sau khoảng một trăm hai chục năm, sẽ có bậc đại sĩ ở dưới cội Bồ Đề nầy khai diễn pháp vô thượng thừa, độ chúng sanh vô lượng.

-Sau đó có quan Thích Sử Thi ều Châu tên Vi Cừ thỉnh Sư đến chùa Đại Phạm thuyết pháp môn vi diệu và thọ giới vô tướng tâm địa. Quan liêu, sĩ thứ và kẻ tại gia, người xuất gia đến dự nghe pháp trên ngàn người. Những thời thuyết pháp tại đây, được đệ tử Sư ghi lại đầy đủ trong kinh Pháp Bảo Đàn.

Năm sau, Sư muốn trở về chùa Bửu Lâm ở Tào Khê là chỗ ẩn xưa kia. Ấn Tông cùng quan liêu sĩ thứ đạo tục tiễn đưa có hơn ngàn người. Sư an trú ở đây, tăng chúng xa gần đua nhau đến tham vấn. Trung bình chư tăng thường có mặt tại chùa không dưới một ngàn. Sư đã dựng lên cây cờ Đại pháp, bốn phương trông thấy đều hướng về.

Niên hiệu Thần Long năm đầu (705 T.L) Vua Trung Tông xuống chiếu sai sứ là Tiết Giảm đi thỉnh Sư về triều. Sư từ chối vì lý do bệnh. Trong lời từ chối của Sư có câu: < Tôi nguyện được trọn đời ở chốn núi rừng >. Tiết Giảm thưa: -Các bậc thiền đức nơi kinh thành đều nói < muốn được hội đạo cần phải tọa thiền tập định, nếu không nhơn thiền định mà được giải thoát, là việc chưa từng thấy >. Chưa biết Thầy thường nói pháp dạy người thế nào ? Sư đáp: -Đạo do tâm ngộ, đâu phải ở ngồi. Kinh nói: < Nếu nói Như-Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặ c nằm là người ấy không hiểu nghĩa ta nói. Vì sao ? Vì Như-Lai không từ đâu đến cũng không đi đâu >. Vì không từ đâu đến, nên không sanh, vì không đi đâu nên không diệt. Nếu không sanh diệt là Như-Lai thanh tịnh thiền, các pháp không tịch là Như-Lai thanh tịnh tọa. Tột cùng không được, cũng không có chỗ chứng, huống là ngồi ư ?

Tiết Giảm thưa: -Đệ tử trở về kinh đô ắt Chúa Thượng có hỏi. Cúi xin Hòa Thượng từ bi chỉ cho chỗ tâm yếu, ngõ hầu đối cảnh giải rành, khiến cho những kẻ học giả ở kinh đô hiểu biết tu hành. Ví như thắp một ngọn đèn, mồi được trăm ngàn ngọn đèn, khiến cho chỗ tối tăm được sáng, sáng mãi không cùng.

Sư bảo: -Đạo không có tối sáng, tối sáng là nghĩa đối đãi nhau; dù sáng mãi không cùng, cũng là có cùng. Bởi vì đối đãi mà lập danh tự cho nên Kinh nói: < Pháp không có so sánh vì không có đối đãi >. –Sáng thí dụ trí huệ, tối thí dụ phiền não. Người tu hành nếu không dùng trí huệ chiếu phá phiền não, thì cái sanh tử từ vô thủy do đâu được ra khỏi ?

Sư bảo: - Nếu dùng trí huệ chiếu phá phiền não, đây là kẻ tiểu căn Nhị thừa, là xe dê, xe nai, người đại căn thượng trí không như vậy. Tiết Giảm hỏi: -Thế nào là chỗ kiến giải của Đại thừa ? Sư đáp: -Sáng cùng không sáng tánh nó chẳng hai, tánh không hai tức là tánh thật. Tánh thật thì ở phàm phu chẳng bớt, ở hiền thánh chẳng thêm, dừng nơi phiền não mà chẳng loạn, đứng nơi thiền định mà chẳng lặng, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng đến, chẳng đi, chẳng ở giữa và hai bên, chẳng sanh, chẳng diệt, tánh tướng như như, thường trụ không dời đổi, gọi đó là Đạo.

Tiết Giảm thưa: -Hòa thượng nói chẳng sanh chẳng diệt, có khác gì chúng ngoại đạo nói ? Sư bảo: -Ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt là đem cái diệt chận cái sanh, lấy cái sanh để bày cái diệt. Diệt vẫn chẳng diệt, sanh nói không sanh. Ta nói không sanh diệt là xưa tự không sanh, nay cũng không diệt, đâu có thể đồng với ngoại đạo ư ? Ông muốn rõ được tâm yếu thì, đối tất cả việc thiện ác đều chớ suy nghĩ , tự nhiên được vào.Tâm thể trong trẻo thường lặng lẽ diệu dụng như hằng sa. Tiết Giảm nghe qua liền đại ngộ, lễ bái Sư trở về triều. Về triều ông tâu hết tự sự cho vua nghe. Vua càng thêm cung kính và ngợi khen.Vua lại ban chiếu và cúng dường ca-sa, tích trượng bảo câu. Sắc đổi tên chùa Bửu-Lâm là Trung-Hưng.

Năm sau, vua lại sắc thích sử Thiều-Châu kiến thiết ngôi chùa Trung-Hưng lại và đổi tên là Pháp-Tuyền. Chùa của Sư ở trước, tại Tân-Châu đổi tên là Quốc-Ân. Một hôm Sư bảo chúng: -Thiện tri thức ! các ngươi mỗi người tịnh tâm nghe ta nói pháp, hết thảy các ngươi tâm mình là Phật, chớ có hồ nghi. Ngoài không có một pháp có thể dựng lập, đều là tâm mình sanh ra muôn pháp. Kinh nói: <Tâm sanh thì các thứ pháp sanh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt >. Nếu muốn thành tựu chủng trí phải đạt nhất tướng tam muội và nhất hạnh tam muội.

Nếu ở tất cả chỗ mà không trụ tướng, ở trong tướng ấy mà không sanh yêu ghét, chẳng lấy, chẳng bỏ, chẳng nghĩ việc lợi ích, thành hoại,v.v…an ổn thanh tịnh gọi là nhất tướng tam muội. Nếu ở tất cả chỗ đi đứng ngồi nằm, ròng một trực tâm, không dời khỏi đạo tràng, liền thành tịnh độ, gọi là nhất hạnh tam muội. Nếu người đủ hai tam muội nầy, như đất có giống hay chứa đựng, nuôi dưỡng thành tựu được bông trái của nó. Nhất tướng, nhất hạnh cũng lại như vậy.

Nay ta nói pháp, ví như khi mưa thấm ướt cả đất, Phật tánh của các ngươi ví như các hột giống, vừa gặp thấm ướt, liền nảy mầm. Giữ đúng lời ta quyết được Bồ-Đề, đúng theo ta dạy mà thực hành nhất định chứng quả Phật. Niên hiệu Tiên-Thiên năm đầu (712 T.L) một hôm Sư chợt gọi đồ chúng đến bảo: -Ta ở chỗ Tổ Hoằng-Nhẫn thọ pháp yếu cùng y bát. Nay tuy nói pháp mà không truyền y bát, bởi vì các ngươi lòng tin đã thuần thục, không còn nghi ngờ, nên chẳng truyền. Nghe ta nói kệ: Tâm địa hàm chư chủng, Phổ vũ tất giai manh. Đốn ngộ hoa tình dĩ, Bồ-Đề quả tự thành.

Dịch: Đấ t tâm chứa các giống, Mưa khắp ắt nẩy mầm. Hoa tình vừa đốn ngộ, Trái bồ-đề tự thành.

Sư lại bảo: -Pháp ấy không hai, tâm ấy cũng vậy. Đạo kia thanh tịnh cũng không các tướng. Các ngươi dè dặt chớ quán tịnh và tâm kia không. Tâm nầy sẵn tịnh, không lấy bỏ, mỗi người tự nỗ lực tùy duyên đi an lành. Sư thuyết pháp độ sanh đã được bốn chục năm. Trước đây, Sư đã sai người về chùa Quốc-Ân ở Tân-Châu xây tháp. Đến ngày mùng 6 tháng 6 năm nầy, Sư lại sai người đến đốc suất làm nhanh.

Đến ngày mùng 1 tháng 7, niên hiệu Tiên-Thiên thứ hai (713 T.L), Sư gọi môn nhân bảo: -Ta muốn trở về Tân-Châu, các ngươi lo sửa soạn thuyền. Lúc ấy, đại chúng đều buồn bã, thỉnh Sư ở nán lại. Sư bảo: -Chư Phật ra đời vẫn thị hiện vào Niết-Bàn. Có đến ắt có đi, lẽ đó là việc thường vậy. Thân hình hài của ta về ắt có chỗ. Chúng hỏi: -Hôm nay thầy đi bao giờ trở lại ? Sư bảo: -Lá rụng về cội, trở lại không hẹn. Chúng hỏi: -Pháp nhãn tạng, thầy sẽ trao cho người nào ? Sư bảo: -Có đạo thì đượ c, vô tâm thì thông. Chúng thưa: - Thầy để lời di chúc xem có nạn không ? Sư bảo: -Ta diệt độ khoảng năm, sáu năm ắt có người đến lấy đầu ta. Nghe ta nói kệ:

Đầu thượng dưỡng thân, Khẩu lý tu xan. Ngộ Mãn chi nạn, Dương Liễu vi quan.

Dịch: Trên đầu nuôi thân, Trong miệng để ăn. Gặp Mãn gây nạn, Dương Liễu làm quan.

-Sư nói tiếp: Sau khi ta diệt độ khoảng bảy chục năm, có hai vị Bồ-Tát từ phương Đông đến, một tại gia, một xuất gia chung hưng hóa Phật pháp, sửa lại các ngôi già lam nâng đỡ tông chỉ của ta. Sư về đến Tân-Châu, vào chùa Quốc-Ân, tắm gội xong, ngồi kiết già, an nhiên thị tịch. Khi ấy có mùi hương lạ xông ra, móng trắng vòng chí đất. Sư tị ch ngày mùng hai tháng tám năm Quý Sửu, niên hiệu Tiên-Thiên thứ hai (713 T.L), đời Đường, thọ 76 tuổi.

Bấy giờ môn đồ hai châu Thiều và Tân muốn đem hài cốt Sư về châu mình an táng. Bàn nhau không ngã lẽ, phải thấp hương cầu nguyện ý Sư; nếu khói hương bay về đâu, thì vâng theo ý đó. Khói hương bay thẳng hướng Tào-Khê. Thế là môn đồ ở Thiều Châu sửa
soạn đưa linh cữu Sư về nhập tháp. Ngày 13 tháng 11 đưa linh cữu về nhập tháp tại bên bờ khe Tào-Hầu, nay là chùa Nam-Hoa.

Vua Đường Hiến-Tông truy phong Sư là Đại Giám thiền sư, tháp hiệu Nguyên Hòa Linh Chiếu. Môn đệ của Sư đắc pháp và hoằng hóa sau nầy có cả thảy bốn mươi ba vị: 1-Hành-Tư ở núi Thanh Nguyên. 2-Hoài-Nhượng ở Nam Nhạc.3-Pháp-Hải. 4-Huệ -Trung. 5-Bổn-Tịnh. 6-Thần-Hội. 7-Huyền-Giác. 8-Huyền-Sách. 9-Tam Tạng Quật-Đa v.v…

-Những lời Sư chỉ dạy có thể đa số được sưu tập trong quyển Pháp-Bảo-Đàn Kinh.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Hoằng-Nhẫn

Sư họ Châu quê ở Châu-Kỳ thuộc huyện Huỳnh-Mai. Thuở nhỏ, Sư thông minh. Có ông thầy xem tướng khen rằng: < Đứa bé nầy có đầy đủ tướng tốt, chỉ thua Phật bảy tướng thôi >

Năm bảy tuổi, Sư gặp Tổ Đạo-Tín độ cho xuất gia. Từ đây về sau, Sư theo hầu Tổ đến khi được truyền tâm ấn. Khi Tổ tịch, Sư kế thừa trụ trì tại núi Phá-Đầu, giáo hóa nơi đây rất thạnh hành. Khi ấy, dân chúng kính mộ tông phong dù ở xa nghìn dặm cũng tìm đến tham học. Tại đạo tràng nầy, tăng chúng thường trực không dưới năm trăm người.

Khoảng niên hiệu Hàm-Hanh (670-674 T.L.) nhà Đường, có người cư sĩ họ Lư tên Huệ-Năng từ phương Nam đến yết kiến Sư. Sư hỏi: -Ngươi từ đâu đến ? Huệ-Năng thưa: -Đệ tử ở Lãnh-Nam đến. –Ngươi đến ý muốn cầu việc gì ? - Đệ tử chỉ muốn cầu làm Phật. - Người Lãnh-Nam không có Phật tánh, làm sao làm Phật được ? -Người thì có Nam Bắc, Phật tánh há có Nam Bắc sao ? Sư biết là bậc lợi căn, giả vờ nạt bảo: -Lại nhà sau đi ! Huệ-Năng đảnh lễ, đi xuống nhà sau lãnh phần bửa củi, giã gạo.

Một hôm, Sư dự biết thời kỳ truyền pháp đã đến, liền gọi đồ chúng đến bảo: -Chánh pháp khó hiểu không nên nhớ ghi lời nói suông của ta, giữ làm nhiệm vụ của mình. Các ngươi, tùy ý mỗi người thuật một bài kệ, nếu ý ngộ thầm phù hợp, ta sẽ truyền pháp và y bát.

Lúc đó, hội chúng hơn bảy trăm người, ai cũng tôn sùng thượng tọa Thần-Tú làm bực thầy. Họ đồng bảo nhau: -Nếu không phải Thượng-Tọa Tú, còn ai đảm đương nổi. Họ đồng nhường phần trình kệ cho Thần-Tú. Thần-Tú thầm nghe lời bàn tán của chúng như vậy, tự suy nghĩ phải làm kệ. Làm kệ xong, ban đêm ông lén biên lên vách chùa phía ngoài hành lang: Thân thị bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Mạc sử nhạ trần ai.

Dịch: Thân là cội bồ đề, Tâm như đài gương sáng, Luôn luôn phải lau chùi, Chớ để dính bụi bặm.

Sáng ngày, Sư đi kinh hành qua thấy bài kệ, đọc qua biết là của Thần-Tú làm. Sư khen rằng: -Người đời sau, nếu y bài kệ nầy tu hành cũng được thắng quả. Toàn chúng đều đua nhau đọc tụng. Ở nhà trù, Huệ-Năng đang giã gạo, có một ông đạo đi qua tụng bài kệ ấy. Hỏi ra biết của Thần-Tú làm, Huệ-Năng bèn nhờ dẫn đến chỗ biên kệ đảnh lễ, đồng thời nhờ biên giùm một bài kệ hòa lại: Bồ đề bổn vô thọ, Minh cảnh diệc phi đài, Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.

Dịch: Bồ đề vốn không cội, Gương sáng cũng chẳng đài, Xưa nay không một vật, Chỗ nào dính trần ai.

Sư thấy bài kệ nầy thầm nhận, song không dám nói sợ e có người tật đố hại Huệ-Năng. Sư bôi, nói: -Ai làm bài kệ nầy cũng chưa thấy tánh. Sư bèn gọi Huệ-Năng nửa đêm vào thất. Sư lấy y che xung quanh thất, giảng kinh Kim-Cang cho Huệ-Năng nghe. Đến câu < Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm >, Huệ-Năng bừng ngộ, Sư dạy:

-Chư Phật ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên, bởi chúng sanh căn cơ có lớn nhỏ, tùy đó hướng dẫn, mới có nói ra ba thừa, mười địa đốn tiệm, gọi đó là giáo môn. Như-Lai riêng đem chánh pháp nhãn tạng vô thượng chơn thật vi diệu trao cho Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp, lần lượt truyền đến đờ i thứ 28 là Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma. Tổ Đạt-Ma sang Trung-Quốc truyền nối đến đời ta, nay ta đem đại pháp và y bát đã thọ trao lại cho ngươi. Ngươi phải gắng gìn giữ truyền trao đừng cho bặt dứt. Nghe ta nói kệ: Hữu tình lai hạ chủng, Nhơn địa quả hoàn sanh, Vô tình ký vô chủng, Vô tánh diệc vô sanh.

Dịch: Hữu tình đế n gieo giống, Nhơn đất quả lại sanh, Vô tình đã không giống, Không tánh cũng không sanh.

Huệ-Năng thọ pháp và y bát xong, lễ bái thưa: -Pháp đã nghe dạy, còn y bát có nên truyền cho người sau chăng ? Sư bảo:

-Xưa Tổ Đạt-Ma sang là người nước khác, truyền pháp cho Tổ Huệ-Khả, vẫn ngại người đời không tin sự truyền thừa của thầy trò, nên lấy y bát truyền cho để làm tín nghiệm. Nay tông môn của ta thiên hạ đều biết rõ, không còn ai chẳng tin, nên y bát dừng ngay đời ngươi. Song chánh pháp đến đời ngươi truyền bá càng rộng, nếu còn truyền y sẽ sanh sự tranh giành. Cho nên nói: < người nhận y mạng như chỉ mành >. Ngươi nên đi liền, khéo tránh, thời gian sau sẽ ra hoằng hóa.

Huệ-Năng lại hỏi: -Nay con phải đi về đâu ? Sư bảo: -Đến Hoài thì dừng, gặp Hội thì ẩn. Huệ-Năng lãnh dạy, lễ tạ rồi ra đi ngay đêm ấy. Sau khi truyền pháp, liên tiếp ba hôm, Sư không thượng đường thuyết pháp. Toàn chúng đều nghi ngờ, đồng đến thưa thỉnh. Sư bảo: -Pháp của ta đã đi về phương Nam rồi. Giờ lại nói gì ? Chúng thưa: - Người nào được ? Sư bảo: -Năng thì được đó. Chúng biết là cư sĩ Huệ-Năng. Họ đồng đuổi theo, song tìm không gặp.

Bốn năm sau, một hôm chợt Sư gọi đại chúng bảo: -Việc ta đã xong, đến lúc nên đi. Sư vào trong thất ngồi an nhiên thị tịch, nhằm niên hiệu Thượng Nguyên thứ hai (675 T.L.) nhà Đường, thọ 74 tuổi. Chúng xây tháp ở Đông-Sơn huyện Huỳnh-Mai tôn thờ. Vua Đường-Đại-Tông truy phong là Đại-Mãn Thiền Sư, tháp hiệu Pháp-Võ.

Sư có trước tác tập < Tối thượng thừa luận >.hiện giờ còn lưu hành. Sư được ba đệ tử ưu tú: Huệ-Năng, Thần-Tú, Huệ-An.


Xem thêm:

Hoằng-Nhẫn

Phật pháp ứng dụng Hoằng-Nhẫn

Sư họ Châu quê ở Châu-Kỳ thuộc huyện Huỳnh-Mai. Thuở nhỏ, Sư thông minh. Có ông thầy xem tướng khen rằng: < Đứa bé nầy có đầy đủ tướng tốt, chỉ thua Phật bảy tướng thôi >

Năm bảy tuổi, Sư gặp Tổ Đạo-Tín độ cho xuất gia. Từ đây về sau, Sư theo hầu Tổ đến khi được truyền tâm ấn. Khi Tổ tịch, Sư kế thừa trụ trì tại núi Phá-Đầu, giáo hóa nơi đây rất thạnh hành. Khi ấy, dân chúng kính mộ tông phong dù ở xa nghìn dặm cũng tìm đến tham học. Tại đạo tràng nầy, tăng chúng thường trực không dưới năm trăm người.

Khoảng niên hiệu Hàm-Hanh (670-674 T.L.) nhà Đường, có người cư sĩ họ Lư tên Huệ-Năng từ phương Nam đến yết kiến Sư. Sư hỏi: -Ngươi từ đâu đến ? Huệ-Năng thưa: -Đệ tử ở Lãnh-Nam đến. –Ngươi đến ý muốn cầu việc gì ? - Đệ tử chỉ muốn cầu làm Phật. - Người Lãnh-Nam không có Phật tánh, làm sao làm Phật được ? -Người thì có Nam Bắc, Phật tánh há có Nam Bắc sao ? Sư biết là bậc lợi căn, giả vờ nạt bảo: -Lại nhà sau đi ! Huệ-Năng đảnh lễ, đi xuống nhà sau lãnh phần bửa củi, giã gạo.

Một hôm, Sư dự biết thời kỳ truyền pháp đã đến, liền gọi đồ chúng đến bảo: -Chánh pháp khó hiểu không nên nhớ ghi lời nói suông của ta, giữ làm nhiệm vụ của mình. Các ngươi, tùy ý mỗi người thuật một bài kệ, nếu ý ngộ thầm phù hợp, ta sẽ truyền pháp và y bát.

Lúc đó, hội chúng hơn bảy trăm người, ai cũng tôn sùng thượng tọa Thần-Tú làm bực thầy. Họ đồng bảo nhau: -Nếu không phải Thượng-Tọa Tú, còn ai đảm đương nổi. Họ đồng nhường phần trình kệ cho Thần-Tú. Thần-Tú thầm nghe lời bàn tán của chúng như vậy, tự suy nghĩ phải làm kệ. Làm kệ xong, ban đêm ông lén biên lên vách chùa phía ngoài hành lang: Thân thị bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Mạc sử nhạ trần ai.

Dịch: Thân là cội bồ đề, Tâm như đài gương sáng, Luôn luôn phải lau chùi, Chớ để dính bụi bặm.

Sáng ngày, Sư đi kinh hành qua thấy bài kệ, đọc qua biết là của Thần-Tú làm. Sư khen rằng: -Người đời sau, nếu y bài kệ nầy tu hành cũng được thắng quả. Toàn chúng đều đua nhau đọc tụng. Ở nhà trù, Huệ-Năng đang giã gạo, có một ông đạo đi qua tụng bài kệ ấy. Hỏi ra biết của Thần-Tú làm, Huệ-Năng bèn nhờ dẫn đến chỗ biên kệ đảnh lễ, đồng thời nhờ biên giùm một bài kệ hòa lại: Bồ đề bổn vô thọ, Minh cảnh diệc phi đài, Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.

Dịch: Bồ đề vốn không cội, Gương sáng cũng chẳng đài, Xưa nay không một vật, Chỗ nào dính trần ai.

Sư thấy bài kệ nầy thầm nhận, song không dám nói sợ e có người tật đố hại Huệ-Năng. Sư bôi, nói: -Ai làm bài kệ nầy cũng chưa thấy tánh. Sư bèn gọi Huệ-Năng nửa đêm vào thất. Sư lấy y che xung quanh thất, giảng kinh Kim-Cang cho Huệ-Năng nghe. Đến câu < Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm >, Huệ-Năng bừng ngộ, Sư dạy:

-Chư Phật ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên, bởi chúng sanh căn cơ có lớn nhỏ, tùy đó hướng dẫn, mới có nói ra ba thừa, mười địa đốn tiệm, gọi đó là giáo môn. Như-Lai riêng đem chánh pháp nhãn tạng vô thượng chơn thật vi diệu trao cho Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp, lần lượt truyền đến đờ i thứ 28 là Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma. Tổ Đạt-Ma sang Trung-Quốc truyền nối đến đời ta, nay ta đem đại pháp và y bát đã thọ trao lại cho ngươi. Ngươi phải gắng gìn giữ truyền trao đừng cho bặt dứt. Nghe ta nói kệ: Hữu tình lai hạ chủng, Nhơn địa quả hoàn sanh, Vô tình ký vô chủng, Vô tánh diệc vô sanh.

Dịch: Hữu tình đế n gieo giống, Nhơn đất quả lại sanh, Vô tình đã không giống, Không tánh cũng không sanh.

Huệ-Năng thọ pháp và y bát xong, lễ bái thưa: -Pháp đã nghe dạy, còn y bát có nên truyền cho người sau chăng ? Sư bảo:

-Xưa Tổ Đạt-Ma sang là người nước khác, truyền pháp cho Tổ Huệ-Khả, vẫn ngại người đời không tin sự truyền thừa của thầy trò, nên lấy y bát truyền cho để làm tín nghiệm. Nay tông môn của ta thiên hạ đều biết rõ, không còn ai chẳng tin, nên y bát dừng ngay đời ngươi. Song chánh pháp đến đời ngươi truyền bá càng rộng, nếu còn truyền y sẽ sanh sự tranh giành. Cho nên nói: < người nhận y mạng như chỉ mành >. Ngươi nên đi liền, khéo tránh, thời gian sau sẽ ra hoằng hóa.

Huệ-Năng lại hỏi: -Nay con phải đi về đâu ? Sư bảo: -Đến Hoài thì dừng, gặp Hội thì ẩn. Huệ-Năng lãnh dạy, lễ tạ rồi ra đi ngay đêm ấy. Sau khi truyền pháp, liên tiếp ba hôm, Sư không thượng đường thuyết pháp. Toàn chúng đều nghi ngờ, đồng đến thưa thỉnh. Sư bảo: -Pháp của ta đã đi về phương Nam rồi. Giờ lại nói gì ? Chúng thưa: - Người nào được ? Sư bảo: -Năng thì được đó. Chúng biết là cư sĩ Huệ-Năng. Họ đồng đuổi theo, song tìm không gặp.

Bốn năm sau, một hôm chợt Sư gọi đại chúng bảo: -Việc ta đã xong, đến lúc nên đi. Sư vào trong thất ngồi an nhiên thị tịch, nhằm niên hiệu Thượng Nguyên thứ hai (675 T.L.) nhà Đường, thọ 74 tuổi. Chúng xây tháp ở Đông-Sơn huyện Huỳnh-Mai tôn thờ. Vua Đường-Đại-Tông truy phong là Đại-Mãn Thiền Sư, tháp hiệu Pháp-Võ.

Sư có trước tác tập < Tối thượng thừa luận >.hiện giờ còn lưu hành. Sư được ba đệ tử ưu tú: Huệ-Năng, Thần-Tú, Huệ-An.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Đề-Đa-Ca

Ngài tên Hương-chúng ở nước Ma-Già -Đà. Nhơn thân phụ Ngài nằm mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà, chiếu sáng khắp cả. Lại thấy phía trước hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm bằng bả y báu, trên đảnh núi có dòng suối, nước chảy trong veo, tràn khắp bốn phía. Sau đó, mẹ sanh ra Ngài.

Ngài gặp Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa bèn đem điềm mộng của cha thuật lại và nhờ giải hộ. Tổ giải:

< Núi báu là thân ta, suối nước tuôn ra là pháp vô tận, mặt trời xuất hiện trong nhà là tướng ngươi vào đạo, ánh sáng chiếu khắp là trí tuệ siêu việt của ngươi >. Ngài nghe giải xong, vui mừng khắp khởi xướng kệ rằng :

Nguy nguy thất bảo sơn, Thường xuất trí huệ tuyền. Hồi vi chân pháp vị, Năng độ chư hữu duyên.

Dịch : Vòi vọi núi bảy báu, Thường tuôn suối trí huệ. Chuyển thành vị chơn pháp, Hay độ ngưòi có duyên

Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa cũng nói kệ đáp :

Ngã pháp truyền ư nhữ, Đương hiện đại trí huệ . Kim nhựt tùng ốc xuất, Chiếu diệu ư thiên địa .

Dịch : Pháp ta truyền cho ngươi, Sẽ hiện trí-huệ lớn . Mặt trời mọc trong nhà, Chiếu sáng khắp trời đất .

Ngài nghe kệ rồi, xin theo Tổ xuất gia học đạo. Thấy Ngài ứng đối lanh lẹ, trí-huệ minh đạt, Tổ hoan hỷ chấp nhận cho xuất gia làm đệ -tử. Một hôm, Tổ gọi Ngài bảo: Như-Lai đem đạ i pháp nhãn tạng trao cho Đại-Ca-Diếp, lần lượt trao truyền cho đến ta, nay ta trao lại cho ngươi. Hãy nghe kệ đây:

Tâm tự bổn lai tâm, Bổn tâm phi hữu pháp. Hữu pháp hữu bổn tâm, Phi tâm phi bổn pháp.

Dịch : Tâm tự xưa nay tâm, Bổn tâm chẳng có pháp. Có pháp có bổn tâm, Chẳng tâm chẳng bổn pháp

Ngài thành kính nhận lãnh chánh pháp. Sau, Ngài sang Trung-Ấn giáo hóa. Nơi đây có tám ngàn vị đại tiên, dưới sự lãnh đạo của đại tiên Di-Dá-Ca. Nghe Ngài đến đây, Di-Dá-Ca vân tập tiên chúng đến yết kiến Ngài.

Gặp Ngài, Di-Dá-Ca thưa: - Xưa tôi cùng Thầy đồng sanh cõi trời Phạm- Thiên. Tôi gặp tiên A-Tư-Đà truyền cho pháp tiên. Thầy gặp đệ tử Phật hướng dẫn tu tập thiền định. Từ đó, cách nhau đã đến sáu kiếp.

Ngài bảo: - Lời tiên nhơn đã nói đúng như vậy. Song, ông chuyên về pháp tiên tột cùng sẽ đến đâu ?

Di-Dá-Ca thưa: - Tôi tuy chưa gặp bậc chí thánh, song tiên A-Tư-Đà thường thọ ký rằng: < Sáu kiếp về sau, tôi sẽ nhờ bạn đồng học mà được chứng quả giải thoát. Nay gặp nhau đây đâu không đúng như vậy ư ?

Ngài bảo: - Ông đã biết như vậy thì cần phải xuất gia, pháp tiên là đường nhỏ, không thể đưa ngườ i đến giải thoát. Ta hóa đạo đã lâu, cũng muốn dừng nghỉ. Nếu ông thật thú hướng về đại pháp thì không nên chậm trễ.

Di-Dá-Ca nghe nói vui mừng liền xin xuất gia. Ngài độ cho ông xuất gia thọ giới.

Lúc đó, tiên chúng theo Di-Dá-Ca thấy vị tiên trưởng của mình làm như vậy, rất bất mãn. Họ nói thầm với nhau rằng: < Đề-Đa-Ca đâu đủ sức làm thầy mình mà theo xuất gia >.

Ngài biết tâm họ, muốn gây cho họ có niềm tin, liền phóng quang sáng chiếu, chân đi trên hư không như người đi trên đất bằng, lại hóa cây dù báu che khắp chúng tiên, nơi ngón tay sữa thơm tuôn ra, trong sữa hiện lên một hoa sen, trong hoa sen hóa ra Đức Phật.

Chúng tiên trông thấy thần biến phi thường, bèn cuối đầu cầu xin xuất gia. Tôn giả hoan hỷ chấp nhận.

Thấy cơ duyên hóa độ đã viên mãn, Ngài truyền pháp lại cho Di-Dá-Ca, rồi thâu thần tịch diệt.

Di-Dá-Ca và đồ chúng thiêu hài cốt Ngài, thâu lượm xá-lợi xây tháp tại núi Ban-Trà thờ phụng cúng dường.

Xem thêm:

Tổ Đề-Đa-Ca

Phật pháp ứng dụng Tổ Đề-Đa-Ca

Ngài tên Hương-chúng ở nước Ma-Già -Đà. Nhơn thân phụ Ngài nằm mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà, chiếu sáng khắp cả. Lại thấy phía trước hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm bằng bả y báu, trên đảnh núi có dòng suối, nước chảy trong veo, tràn khắp bốn phía. Sau đó, mẹ sanh ra Ngài.

Ngài gặp Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa bèn đem điềm mộng của cha thuật lại và nhờ giải hộ. Tổ giải:

< Núi báu là thân ta, suối nước tuôn ra là pháp vô tận, mặt trời xuất hiện trong nhà là tướng ngươi vào đạo, ánh sáng chiếu khắp là trí tuệ siêu việt của ngươi >. Ngài nghe giải xong, vui mừng khắp khởi xướng kệ rằng :

Nguy nguy thất bảo sơn, Thường xuất trí huệ tuyền. Hồi vi chân pháp vị, Năng độ chư hữu duyên.

Dịch : Vòi vọi núi bảy báu, Thường tuôn suối trí huệ. Chuyển thành vị chơn pháp, Hay độ ngưòi có duyên

Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa cũng nói kệ đáp :

Ngã pháp truyền ư nhữ, Đương hiện đại trí huệ . Kim nhựt tùng ốc xuất, Chiếu diệu ư thiên địa .

Dịch : Pháp ta truyền cho ngươi, Sẽ hiện trí-huệ lớn . Mặt trời mọc trong nhà, Chiếu sáng khắp trời đất .

Ngài nghe kệ rồi, xin theo Tổ xuất gia học đạo. Thấy Ngài ứng đối lanh lẹ, trí-huệ minh đạt, Tổ hoan hỷ chấp nhận cho xuất gia làm đệ -tử. Một hôm, Tổ gọi Ngài bảo: Như-Lai đem đạ i pháp nhãn tạng trao cho Đại-Ca-Diếp, lần lượt trao truyền cho đến ta, nay ta trao lại cho ngươi. Hãy nghe kệ đây:

Tâm tự bổn lai tâm, Bổn tâm phi hữu pháp. Hữu pháp hữu bổn tâm, Phi tâm phi bổn pháp.

Dịch : Tâm tự xưa nay tâm, Bổn tâm chẳng có pháp. Có pháp có bổn tâm, Chẳng tâm chẳng bổn pháp

Ngài thành kính nhận lãnh chánh pháp. Sau, Ngài sang Trung-Ấn giáo hóa. Nơi đây có tám ngàn vị đại tiên, dưới sự lãnh đạo của đại tiên Di-Dá-Ca. Nghe Ngài đến đây, Di-Dá-Ca vân tập tiên chúng đến yết kiến Ngài.

Gặp Ngài, Di-Dá-Ca thưa: - Xưa tôi cùng Thầy đồng sanh cõi trời Phạm- Thiên. Tôi gặp tiên A-Tư-Đà truyền cho pháp tiên. Thầy gặp đệ tử Phật hướng dẫn tu tập thiền định. Từ đó, cách nhau đã đến sáu kiếp.

Ngài bảo: - Lời tiên nhơn đã nói đúng như vậy. Song, ông chuyên về pháp tiên tột cùng sẽ đến đâu ?

Di-Dá-Ca thưa: - Tôi tuy chưa gặp bậc chí thánh, song tiên A-Tư-Đà thường thọ ký rằng: < Sáu kiếp về sau, tôi sẽ nhờ bạn đồng học mà được chứng quả giải thoát. Nay gặp nhau đây đâu không đúng như vậy ư ?

Ngài bảo: - Ông đã biết như vậy thì cần phải xuất gia, pháp tiên là đường nhỏ, không thể đưa ngườ i đến giải thoát. Ta hóa đạo đã lâu, cũng muốn dừng nghỉ. Nếu ông thật thú hướng về đại pháp thì không nên chậm trễ.

Di-Dá-Ca nghe nói vui mừng liền xin xuất gia. Ngài độ cho ông xuất gia thọ giới.

Lúc đó, tiên chúng theo Di-Dá-Ca thấy vị tiên trưởng của mình làm như vậy, rất bất mãn. Họ nói thầm với nhau rằng: < Đề-Đa-Ca đâu đủ sức làm thầy mình mà theo xuất gia >.

Ngài biết tâm họ, muốn gây cho họ có niềm tin, liền phóng quang sáng chiếu, chân đi trên hư không như người đi trên đất bằng, lại hóa cây dù báu che khắp chúng tiên, nơi ngón tay sữa thơm tuôn ra, trong sữa hiện lên một hoa sen, trong hoa sen hóa ra Đức Phật.

Chúng tiên trông thấy thần biến phi thường, bèn cuối đầu cầu xin xuất gia. Tôn giả hoan hỷ chấp nhận.

Thấy cơ duyên hóa độ đã viên mãn, Ngài truyền pháp lại cho Di-Dá-Ca, rồi thâu thần tịch diệt.

Di-Dá-Ca và đồ chúng thiêu hài cốt Ngài, thâu lượm xá-lợi xây tháp tại núi Ban-Trà thờ phụng cúng dường.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ A-Nan

Ngài con vua Hộc-Phạn, dòng Sát-đế-lợi, ở thành Ca-tỳ-la-vệ, em ruột Đề-bà-đạt-đa, em con nhà chú của Phật Thích Ca. Thuở nhỏ, ngài có nhiều tướng tốt và thông minh tuyệt vời. Đến 25 tuổi xin theo Phật xuất gia.

Một hôm, Phật cần chọn người làm thị giả, tất cả hội chúng lần lượt đứng ra xin làm thị giả, mà Phật không bằng lòng. Sau cùng, Tôn-giả Đại-Mục-Kiền-Liên nhập định biết tôn ý Phật muốn A-Nan làm thị giả.

Đại chúng cử Tôn- giả Mục-Kiề n-Liên, Xá-Lợi-Phất, v, v…. đến yêu cầu Ngài làm thị giả. Ngài nhiều lần từ chối, song các Tôn- giả một bề nài nỉ buộc lòng Ngài phải xin Phật ba điều, nếu Phật ưng cho, Ngài mới dám làm thị giả.

1/ Không theo Phật thọ trai riêng, nếu thí chủ không mời ngài. 

2/ Không mặc y thừa của Phật.

3/ Không đến Phật phi thời. Thế-Tôn chẳng những chấp thuận lời xin của Ngài, mà còn khen ngợi Ngài thông minh biết dự đoán trước những điều sẽ xẩy ra. Thế là, Ngài theo làm thị giả Phật ngót 25 năm.

Hôm nọ, Ngài đi khất thực về đến tịnh-xá Phật, thấy Di mẫu Ma-ha Ba-Xà-Ba-Đề đang đứng tựa cửa khóc. Di mẫu quầ n áo bụi bặm, chân dính bùn nhơ, vẻ người bi thảm. Ngài đến gần hỏi duyên cớ. Biết Bà từ xa tìm đến xin Phật xuất gia, đôi ba phen năn nỉ mà Phật quyết định không cho. Ngài cảm động, vào đảnh lễ Phật xin cho Bà được xuất gia. Phật vẫn nhiều lần từ chối, Ngài vẫn kiên chí xin kỳ được mới thôi. Thế là mở đầu cho phái nữ xuất gia, chính Ngài là người tích cực khai đường vậy.

Chính đức Phật đã từng khen Ngài:

─ Thị giả của các đức Phật đời quá khứ, không ai hơn A-Nan, thị giả các đức Phật đời vị lai cũng không ai hơn A-Nan.

Và Phật khen A-Nan được tám điều chưa từng có v.v…

Sau khi Phật Niết-bàn, Tổ Ca-Diếp triệu tập các đại Tỳ-kheo kiết tập kinh điển, Ngài là người được toàn hội đề cử kiết tập tạng kinh… Khi sắp tụng lại lời Phật, Ngài nhìn qua đại chúng nói kệ:

Tỳ-kheo chư quyến thuộc

Ly Phật bất trang nghiêm !

Du như hư không trung

Chúng tinh chi vô nguyệt.

Dịch:

Tỳ-kheo các quyến thuộc

Vắng Phật chẳng trang nghiêm ! 

Ví như trong hư-không ,

Nhiều sao mà không trăng.

Nói kệ xong, Ngài đảnh lễ đại chúng, lên pháp tòa mở đầu:

─ Tôi nghe như vầy, một lúc nọ Phật ở tại xứ….nói kinh…. cho đến trời người v.v…đều kính lễ vâng làm .

Ngài kiết tập kinh xong Tổ Ca Diếp hỏi đại chúng:

Đại-Đức A-Nan tụng đọc lại có chỗ nào sai lầm chăng ? Đại chúng đồng thinh đáp:

Chẳng khác những lời đức Thế-Tôn đã nói. Một hôm Ngài hỏi Tổ Ca-Diếp:

Khi Thế-Tôn phú chúc và truyền y kim-tuyến cho sư-huynh, còn có truyền pháp gì riêng nữa chăng ?

Tổ Ca-Diếp liền gọi:

A-Nan ! Ngài ứng thinh:
Dạ.!

Tổ Ca-Diếp bảo:

─ Cây cột phướng trước chùa ngã. Ngài nhơn đây tỏ ngộ.

Tổ Ca-Diếp bèn ấn chứng và đem chánh pháp nhãn-tạng truyền lại cho Ngài. Tổ nói kệ:

Pháp pháp bổn lai pháp,

Vô pháp vô phi pháp.

Hà ư nhất pháp trung,

Hữu pháp hữu phi pháp

Dịch:

Các pháp, pháp xưa nay, Không pháp, không phi pháp . Tại sao trong một pháp,

Có pháp, có phi pháp ?

Ngài đảnh lễ thọ nhận. Môn đệ của Ngài có hai vị xuất sắ c, Thươ ng-Na-Hòa-Tu và Mạc-Điền-Để Ca (Mạc-Điền-Địa). Ngài chọn Thương Na Hòa Tu làm người kế thừa tổ vị và truyền trao y bát lại.

Cảm thấy thân bèo bọt đã đến thời kỳ hoại diệt, đã tìm đượ c người kế.thừa, Ngài dự định vào Niết-bàn, Ngài đến từ giả vua A-Xà-Thế, song không gặ p vua. Ngài liền đi thẳng đến bờ sông Hằng, lên một chiế c thuyền ngồi kiết-già thả trôi lơ lửng giữa dòng sông. Vua A-Xà-Thế hay tin Ngài sắp vào Ni ết-bàn ở sông Hằng, liền cùng quan quân tùy tùng tìm đến bờ sông. Vua thấy Ngài ngồi trên thuyền ở giữa dòng sông bèn đảnh lễ nói kệ:

Khể thủ tam giới tôn,

Khí ngã như chí thử.

Tạm bằng bi nguyện lực,

Thả mạc Bát-niết-bàn.

Dịch:

Lạy đấng tôn tam giới, Bỏ con đến nơi nầy.

Tạm nương sức bi nguyện, Xin chớ vội Niết-bàn.

Vua nước Tỳ-Xá-Ly nghe tin cũng đến bên bờ kia sông Hằng, đảnh lễ và nói kệ:

Tôn giả nhất hà tốc,

Nhi qui tịch diệt trường !

Nguyện trụ tu du gian,

Nhi thọ ư cúng dường.

Dịch:

Tôn giả sao quá nhanh, Sớm vào nơi tịch diệt ! Xin tạm dừng chốc lát, Để nhận con cúng dường.

Ngài thấy hai vua đồng đến khuyến thỉnh, bèn nói kệ:

Nhị vương thiện nghiêm trụ,

Vật vi khổ bi luyến.

Niết-bàn đương ngã tịnh,

Nhi vô chư hửu cố.

Dịch:

Hai vua ở an vui,

Chớ vì thương buồn khổ.

Niết-bàn, tôi an tịnh,

Vì không còn các nghiệp.

Ngài giữ tâm bình đẳ ng ở giữa dòng sông vào Niế t-bàn. Hai vua họp nhau làm lễ thiêu thân Ngài và phân chia xá-lợi xây tháp cúng dường.

Xem thêm:

Tổ A-Nan

Phật pháp ứng dụng Tổ A-Nan

Ngài con vua Hộc-Phạn, dòng Sát-đế-lợi, ở thành Ca-tỳ-la-vệ, em ruột Đề-bà-đạt-đa, em con nhà chú của Phật Thích Ca. Thuở nhỏ, ngài có nhiều tướng tốt và thông minh tuyệt vời. Đến 25 tuổi xin theo Phật xuất gia.

Một hôm, Phật cần chọn người làm thị giả, tất cả hội chúng lần lượt đứng ra xin làm thị giả, mà Phật không bằng lòng. Sau cùng, Tôn-giả Đại-Mục-Kiền-Liên nhập định biết tôn ý Phật muốn A-Nan làm thị giả.

Đại chúng cử Tôn- giả Mục-Kiề n-Liên, Xá-Lợi-Phất, v, v…. đến yêu cầu Ngài làm thị giả. Ngài nhiều lần từ chối, song các Tôn- giả một bề nài nỉ buộc lòng Ngài phải xin Phật ba điều, nếu Phật ưng cho, Ngài mới dám làm thị giả.

1/ Không theo Phật thọ trai riêng, nếu thí chủ không mời ngài. 

2/ Không mặc y thừa của Phật.

3/ Không đến Phật phi thời. Thế-Tôn chẳng những chấp thuận lời xin của Ngài, mà còn khen ngợi Ngài thông minh biết dự đoán trước những điều sẽ xẩy ra. Thế là, Ngài theo làm thị giả Phật ngót 25 năm.

Hôm nọ, Ngài đi khất thực về đến tịnh-xá Phật, thấy Di mẫu Ma-ha Ba-Xà-Ba-Đề đang đứng tựa cửa khóc. Di mẫu quầ n áo bụi bặm, chân dính bùn nhơ, vẻ người bi thảm. Ngài đến gần hỏi duyên cớ. Biết Bà từ xa tìm đến xin Phật xuất gia, đôi ba phen năn nỉ mà Phật quyết định không cho. Ngài cảm động, vào đảnh lễ Phật xin cho Bà được xuất gia. Phật vẫn nhiều lần từ chối, Ngài vẫn kiên chí xin kỳ được mới thôi. Thế là mở đầu cho phái nữ xuất gia, chính Ngài là người tích cực khai đường vậy.

Chính đức Phật đã từng khen Ngài:

─ Thị giả của các đức Phật đời quá khứ, không ai hơn A-Nan, thị giả các đức Phật đời vị lai cũng không ai hơn A-Nan.

Và Phật khen A-Nan được tám điều chưa từng có v.v…

Sau khi Phật Niết-bàn, Tổ Ca-Diếp triệu tập các đại Tỳ-kheo kiết tập kinh điển, Ngài là người được toàn hội đề cử kiết tập tạng kinh… Khi sắp tụng lại lời Phật, Ngài nhìn qua đại chúng nói kệ:

Tỳ-kheo chư quyến thuộc

Ly Phật bất trang nghiêm !

Du như hư không trung

Chúng tinh chi vô nguyệt.

Dịch:

Tỳ-kheo các quyến thuộc

Vắng Phật chẳng trang nghiêm ! 

Ví như trong hư-không ,

Nhiều sao mà không trăng.

Nói kệ xong, Ngài đảnh lễ đại chúng, lên pháp tòa mở đầu:

─ Tôi nghe như vầy, một lúc nọ Phật ở tại xứ….nói kinh…. cho đến trời người v.v…đều kính lễ vâng làm .

Ngài kiết tập kinh xong Tổ Ca Diếp hỏi đại chúng:

Đại-Đức A-Nan tụng đọc lại có chỗ nào sai lầm chăng ? Đại chúng đồng thinh đáp:

Chẳng khác những lời đức Thế-Tôn đã nói. Một hôm Ngài hỏi Tổ Ca-Diếp:

Khi Thế-Tôn phú chúc và truyền y kim-tuyến cho sư-huynh, còn có truyền pháp gì riêng nữa chăng ?

Tổ Ca-Diếp liền gọi:

A-Nan ! Ngài ứng thinh:
Dạ.!

Tổ Ca-Diếp bảo:

─ Cây cột phướng trước chùa ngã. Ngài nhơn đây tỏ ngộ.

Tổ Ca-Diếp bèn ấn chứng và đem chánh pháp nhãn-tạng truyền lại cho Ngài. Tổ nói kệ:

Pháp pháp bổn lai pháp,

Vô pháp vô phi pháp.

Hà ư nhất pháp trung,

Hữu pháp hữu phi pháp

Dịch:

Các pháp, pháp xưa nay, Không pháp, không phi pháp . Tại sao trong một pháp,

Có pháp, có phi pháp ?

Ngài đảnh lễ thọ nhận. Môn đệ của Ngài có hai vị xuất sắ c, Thươ ng-Na-Hòa-Tu và Mạc-Điền-Để Ca (Mạc-Điền-Địa). Ngài chọn Thương Na Hòa Tu làm người kế thừa tổ vị và truyền trao y bát lại.

Cảm thấy thân bèo bọt đã đến thời kỳ hoại diệt, đã tìm đượ c người kế.thừa, Ngài dự định vào Niết-bàn, Ngài đến từ giả vua A-Xà-Thế, song không gặ p vua. Ngài liền đi thẳng đến bờ sông Hằng, lên một chiế c thuyền ngồi kiết-già thả trôi lơ lửng giữa dòng sông. Vua A-Xà-Thế hay tin Ngài sắp vào Ni ết-bàn ở sông Hằng, liền cùng quan quân tùy tùng tìm đến bờ sông. Vua thấy Ngài ngồi trên thuyền ở giữa dòng sông bèn đảnh lễ nói kệ:

Khể thủ tam giới tôn,

Khí ngã như chí thử.

Tạm bằng bi nguyện lực,

Thả mạc Bát-niết-bàn.

Dịch:

Lạy đấng tôn tam giới, Bỏ con đến nơi nầy.

Tạm nương sức bi nguyện, Xin chớ vội Niết-bàn.

Vua nước Tỳ-Xá-Ly nghe tin cũng đến bên bờ kia sông Hằng, đảnh lễ và nói kệ:

Tôn giả nhất hà tốc,

Nhi qui tịch diệt trường !

Nguyện trụ tu du gian,

Nhi thọ ư cúng dường.

Dịch:

Tôn giả sao quá nhanh, Sớm vào nơi tịch diệt ! Xin tạm dừng chốc lát, Để nhận con cúng dường.

Ngài thấy hai vua đồng đến khuyến thỉnh, bèn nói kệ:

Nhị vương thiện nghiêm trụ,

Vật vi khổ bi luyến.

Niết-bàn đương ngã tịnh,

Nhi vô chư hửu cố.

Dịch:

Hai vua ở an vui,

Chớ vì thương buồn khổ.

Niết-bàn, tôi an tịnh,

Vì không còn các nghiệp.

Ngài giữ tâm bình đẳ ng ở giữa dòng sông vào Niế t-bàn. Hai vua họp nhau làm lễ thiêu thân Ngài và phân chia xá-lợi xây tháp cúng dường.

Xem thêm:
Đọc thêm..